Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh – Cách phòng tránh

Hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh (hay còn gọi là bệnh màng trong) thường gặp ở trẻ sơ sinh non tháng, do phổi chưa trưởng thành, thiếu hoạt chất tạo tính bề mặt (surfactant) đưa đến giảm diện tích bề mặt phế nang dành cho việc trao đổi khí gây suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong ở trẻ sinh non.

Bé sinh non cơ thể còn rất yếu nên thường dễ bị bệnh hơn. Chính vì vậy các bé sinh non càng cần được chăm sóc cẩn thận.

***Bài viết liên quan: Hướng Dẫn Mẹ Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Tuổi 

Hội chứng suy hô hấp là gì?

Trẻ suy hô hấp có biểu hiện triệu chứng lúc sinh hoặc vài giờ sau sinh: thở nhanh (trên 60 lần/phút), thở rên, rút lõm ngực, tím tái (do thiếu ôxy máu), phập phồng cánh mũi cũng là dấu hiệu suy hô hấp. Trẻ dần dần đuối sức, dẫn đến nhịp thở chậm lại và ngưng thở.

Trong các tế bào phế nang, một loại có vai trò trao đổi khí, loại 2 chuyên tổng hợp và dự trữ surfactant. Hai loại tế bào này chỉ bắt đầu biệt hóa từ tuần thai thứ 24, chủ yếu vào khoảng tuần thứ 34. Do đó, những trẻ sinh non trước 34 tuần tuổi có nhiều nguy cơ bị xẹp phổi dẫn đến suy hô hấp do không có đủ chất surfactan.

Ngoài việc thiếu surfactant, một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh dễ bị suy hô hấp là cấu trúc phổi chưa hình thành đầy đủ (các phế nang chỉ bắt đầu hình thành từ tuần lễ thứ 30). Hậu quả là sự trao đổi khí có hiệu quả thấp vì nó xảy ra chủ yếu ở các tiểu phế quản. Ở trẻ sinh non, các cơ hô hấp cũng chưa phát triển đầy đủ, lồng ngực mềm nên phổi dễ bị xẹp.

Nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Ở phổi người bình thường, bên trong phế nang có chứa một chất surfactant – là chất giảm hoạt bề mặt có tác dụng duy trì tính ổn định của phế nang, giúp cho các phế nang không bị xẹp. Chất giảm hoạt bề mặt ở phổi của bào thai xuất hiện tương đối vào tuần thứ 20. Nó phủ vách trong của phế nang và có trong nước ối vào tuần thứ 28-36.

Ở trẻ sinh non khi phổi chưa thực sự trưởng thành chất giảm hoạt bề mặt sẽ chưa hoàn thiện. Khi thiếu chất này, phế nang sẽ bị xẹp, dẫn đến hiện tượng huyết tương tràn vào phế nang, chất fibrin của huyết tương lắng đọng phía trong của các phế nang và các tiểu phế quản, tạo thành một lớp màng. Màng này cản trở sự lưu thông khí và sự trao đổi ôxy, lúc này CO2 từ phế nang qua các mao mạch dẫn đến suy hô hấp và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

 
Cách nhận biết

Thông thường, sau khi sinh khoảng vài phút hoặc vài giờ sau khi sinh trẻ xuất hiện hội chứng suy hô hấp nặng mà không tìm thấy các nguyên nhân như: Nhiễm khuẩn, ngạt nước ối, hít phải phân su… với biểu hiện là khó thở nhanh nông, nhịp thở trên 60 lần/phút. Các khoang liên sườn, hõm trên ức, co kéo, cánh mũi phập phồng, toàn thân tím tái. Cho thở ôxy không đỡ…

Nếu nhẹ và điều trị đúng thì sau khoảng 72 giờ các triệu chứng giảm dần và trẻ có thể được cứu sống. Nếu nặng, các dấu hiệu tím tái, khó thở tăng lên, huyết áp hạ, thân nhiệt hạ, trẻ có thể tử vong sau vài giờ. Tuy nhiên đối với trẻ được cứu sống, sau khi khỏi bệnh có thể để lại một số di chứng như thiếu ôxy não, xuất huyết não, hạ đường huyết…

Phòng tránh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, thai phụ phải đảm bảo sức khỏe, có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, lao động phù hợp, khám theo dõi thai đều đặn để hạn chế tối đa tình trạng đẻ non, đẻ con nhẹ cân. Ngoài ra ở các thai phụ có nguy cơ như: Phải mổ lấy thai, thời gian chuyển dạ quá lâu, bị băng huyết, sinh đôi, bị bệnh đái tháo đường, sử dụng chất corticoid kéo dài trong thời gian mang thai, tiền sử gia đình có trẻ bị bệnh màng trong,… cần được các bác sĩ chuyên khoa khám quản lý theo dõi chặt

*** Bài viết liên quan: Cách chăm sóc trẻ sinh non tốt nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.
.
.
.