Sai lầm khi tắm cho trẻ vào mùa hè khiến con dễ ốm và thắc mắc thường gặp

Trẻ con luôn thích thú khi được tắm và chơi đùa với nước. Vào mùa hè, các bố mẹ thường để các bé tắm gội đùa nghịch thỏa thích. Tuy nhiên, nếu cha mẹ phạm phải những sai lầm sau khi tắm cho trẻ vào mùa hè dưới đây, kể cả vào thời tiết oi bức nóng nực gay gắt. Trẻ rất dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như ốm sốt, cảm cúm, đau họng, ho, sổ mũi, đau bụng,… ảnh hưởng đến hệ hô hấp và đường tiêu hóa của trẻ.

Làn da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn khá mỏng manh và nhạy cảm. Cơ thể còn non nớt chưa hoàn thiện hệ miễn dịch nên bé rất dễ bị ốm khi tắm. Vì thế việc tắm cho con đúng cách luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ, nhất là với những ai lần đầu làm cha mẹ. Và dưới đây là những sai lầm và thắc mắc xung quanh việc tắm cho trẻ vào mùa hè cần lưu ý.

Tắm cho trẻ vào mùa hè, nên tắm cho bé lúc mấy giờ, mùa hè nên tắm cho bé mấy lần,

>>> Cách phòng bệnh cho trẻ mùa nắng nóng mẹ cần biết

MỘT SỐ SAI LẦM KHI TẮM CHO TRẺ VÀO MÙA HÈ KHIẾN CON DỄ ỐM THƯỜNG GẶP:

1. Tắm cho trẻ vào mùa hè quá lâu

Tắm quá lâu sẽ khiến da của bé bị mất nước, ảnh hưởng đến sự tiết bã nhờn của trẻ. Ngoài ra, nó còn làm tăng khả năng bị cảm lạnh. Với trẻ sơ sinh, mẹ nên tắm cho con trong thời gian tầm 5 phút. Trẻ lớn hơn có thể tắm lâu hơn dnhưng không nên quá lâu.

2. Tắm cho trẻ quá nhiều lần

Có nên tắm cho trẻ nhiều lần trong ngày không? Đây là thắc mắc rất nhiều các bố các mẹ băng khoăn nhất là với những cha mẹ lần đầu lên chức.
Khi thời tiết vào hè, oi nóng bức thì bố mẹ cũng không nên lạm dụng việc tắm cho trẻ nhiều lần trong 1 ngày. Bởi làn da của trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh khá mỏng manh và nhạy cảm. Tắm nhiều lần khiến da bé mất độ ẩm và mất độ cân bằng PH trên da. Khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể bé, giảm đi khả năng tự bảo vệ của làn da.

3. Nhiệt độ nước tắm cho trẻ vào mùa hè quá cao

Sự cảm nhận về nhiệt độ của trẻ nhỏ và người lớn khác nhau. Tắm nước quá nóng sẽ gây bỏng da bé, còn nước quá lạnh có thể gây các bệnh về hô hấp và giảm thân nhiệt. Mẹ chỉ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm. Kể cả khi thời tiết có nóng nực thế nào mẹ cũng không nên dùng nước mát nhé.

4. Cho tắm ngay trước hoặc sau khi ăn

Ngay cả với người lớn chúng ta cũng được các bác sĩ khuyên là không nên tắm khi quá đói hoặc quá no. Tắm khi đói khiến lượng đường trong máu xuống mức thấp nhất, dễ bị chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Còn tắm sau khi ăn dễ mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày.

Sau khi ăn, máu được lưu thông tập trung đến dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Việc tắm làm cho nhiệt độ cơ thể hạ xuống thấp khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn nhằm duy trì nhiệt độ. Khi đó máu từ dạ dày, đường ruột phải lưu thông đến cá bộ phận khác của cơ thể để duy trì nhiệt dộ. Do đó hậu quả là quá trình tiêu hóa bị trì hoãn chậm lại. Và gây ra các triệu chứng đầy hơi, ợ chua, khó chịu và nôn mửa.

Vì thế các bác sĩ khuyên là chúng ta chỉ nên tắm sau khi ăn khoảng 1 tiếng và trước khi ăn tầm 30-45 phút. Với trẻ nhỏ cũng vậy.

MỘT SỐ THẮC MẮC VỀ VIỆC TẮM CHO TRẺ VÀO MÙA HÈ PHỔ BIẾN:

1. Mùa hè nên tắm cho bé mấy lần?

Đối với các bé sơ sinh, chúng ta không nhất thiết phải tắm cho bé mỗi ngày. Tùy tình hình sức khỏe của bé mà cá bố mẹ có thể 2-3 ngày/lần. Những ngày khác có thể lau người rồi thay quần áo cho bé là được.
Còn đối với các bé lớn hơn, do thường xuyên vận động ra nhiều mồ hôi thì có thể tắm cho bé mỗi ngày 1 hoặc 2 lần sáng chiều.

2. Mùa hè nên tắm cho bé vào lúc nào? Hay nên tắm cho bé lúc mấy giờ? Có nên tắm cho trẻ vào 12h trưa không? 

Thời điểm thích hợp nhất nên tắm cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh vào mùa hè là lúc còn ánh sáng mặt trời và thuận tiện cho cha mẹ. Thời gian lý tưởng nhất là vào khung giờ 10h-10h30 sáng hoặc chiều từ 15h-16h. Mùa hè quá oi bức thì tắm muộn tầm 17h-18h cũng được.

3. Nhiệt độ nước tắm cho cho bé mùa hè nên để bao lâu?

Nhiệt độ nước tắm thích hợp nhất để tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ nên để khoảng từ 35-38oC. Nhiệt độ này đủ ấm khi tắm an toàn cho làn da của bé. Có thể ước lượng mức nhiệt này bằng cách dùng khuỷu tay để thử. Để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ nên dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước tắm chính xác hơn.

4. Bé bị ho, sổ mũi, viêm phế quản có được tắm không?

Nhiều phụ huynh khi thấy bé ho, sổ mũi, ốm,… hoặc các triệu chứng của bệnh viêm phế quản thường sẽ kiêng nước, không tắm hay lau rửa cho trẻ. Thế nhưng việc làm này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Giúp vi khuẩn trong cơ thể bé phát triển.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng trẻ bị ốm, ho, sổ mũi, viêm phế quản nên tắm hoặc lau rửa đúng cách, đảm bảo vệ sinh giúp bé sạch sẽ và phòng trừ cá vi khuẩn có hại phát triển. Tuy nhiên, các bố mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ tắm đúng cách. Nếu không sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm lạnh và bệnh nặng hơn.

LƯU Ý KHI TẮM CHO TRẺ MÙA HÈ:

  • Tắm cho bé trong phòng kín gió, nhiệt độ phòng gần với nhiệt độ nước tắm để tránh bị sốc nhiệt khi đưa bé ra khỏi bồn tắm. Nhiệt độ phòng thích hợp nhất là khoảng 28 – 30oC.
  • Tuyệt đối không cho trẻ tắm nước lạnh.
  • Không nên cho trẻ ngâm nước quá lâu. Tắm nhanh cho trẻ sơ sinh trong khoảng thời gian 5-7 phút là hợp lý. Với trẻ lớn hơn có thể lâu hơn chút.
  • Rửa mặt mũi tai cho trẻ trước tiên để đảm bảo vệ sinh. Vì nếu tắm các bộ phận khác sẽ làm nước bẩn hoặc nhiễm các vi khuẩn.
  • Với trẻ sơ tinh thì không nên cởi hết quần áo của bé. Mà cho bé tắm dần từng phần để giữ ấm cơ thể.
  • Lau khô toàn thân cho trẻ ngay sau khi tắm và mặc nhanh quần áo cho trẻ.
  • Không nên cho trẻ ngồi quạt hay trước quạt gió điều hòa tránh bị nhiễm lạnh.
  • Tránh dội nước lên đầu con tránh bị sốc nhiệt. Nên để bé quen dần với nhiệt độ nước bằng cách tắm từ dưới lên trên, từ chân tới ngực.

CÁC BƯỚC TẮM ĐÚNG CÁCH CHO TRẺ SƠ SINH

  • Trước khi đưa bé vào chậu tắm, nên đặt khăn vào đáy chậu để khi đặt bé vào không bị trượt.
  • Pha nước tắm và chú ý mực nước không nên quá cao, chỉ nên đến vai bé khi đặt vào.
  • Lấy bông sạch rửa mặt cho bé bằng cách lau từ trong ra ngoài. Dùng tăm bông trẻ em lau vành tai.
  • Lau các bộ phận khác trên cơ thể bé như: cổ, lưng, bụng, chú ý lau sạch phần có nếp gấp như nách, bẹn, ngấn đùi…
  • Tắm xong mới gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu và quấn vào khăn mềm, khô để giữ ấm cho con. Bế ngửa để tránh nước và dầu gội vào mắt bé. Dội nước từ từ rồi xoa chút dầu gội và gội sạch luôn.
  • Lau khô đầu và toàn bộ cơ thể bé bằng khăn mềm mịn. Chú ý lau cả các kẽ ngón tay, ngón chân, đặc biệt là ở các vùng ngấn có nếp gấp.
  • Thoa phấn rôm và mặc quần áo cho bé. Có thể mang tất tay, tất chân và mũ cho bé. Vào ngày hè quá nóng bức thì không cần thiết, bởi nếu ủ trẻ quá kỹ, con sẽ dễ bị đổ mồ hôi và dễ gây ra các bệnh ngoài da như rôm, sẩy,…
  • Lưu ý cho bé mặc quần áo vải mỏng mềm mịn và thoáng mát, thoải mái.

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.
.
.
.