Triệu chứng cảm nắng và cách sơ cứu, phòng tránh sốc nhiệt do nắng nóng

Cảm nắng, say nắng nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn tới nguy cơ sốc nhiệt thậm chí đột quỵ. Vì thế chị em hãy trang bị cho mình những kiến thức hữu ích dưới đây về triệu chứng cảm nắng, say nắng. Cách phòng tránh, sơ cứu để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh mình ngay nhé.

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhiều người bị suy kiệt sức khỏe. Cháy nắng, chuột rút, có các biểu hiện của triệu chứng cảm nắng, cơ thể bị mất nước, ngất xỉu,… trong đó nguy hiểm nhất là nguy cơ bị sốc nhiệt.

Sốc nhiệt là biểu hiện gây ra khi cơ thể tiếp xúc với nắng nóng kéo dài, gắng sức ở nhiệt độ cao. Khiến trung tâm điều nhiệt bị tổn thương, mất cân bằng nhiệt. Nhiệt độ cơ thể tăng cao gây rối loạn chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh. Có thể dẫn tới hôn mê, đột quỵ và thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đối tượng dễ bị say nắng nhất là người già, trẻ nhỏ. Đặc biệt là những người có bệnh lý nền (tim mạch, cao huyết áp, béo phì ung thư,…). Hoặc những người phải làm việc dưới trời nắng trong thời gian dài.

phòng tránh say nắng, phòng tránh sốc nhiệt, cấp cứu say nắng, triệu chứng cảm nắng

1. TRIỆU CHỨNG CẢM NẮNG, SAY NẮNG

Cảm nắng, sốc nhiệt có thể khởi phát đột ngột hoặc từ từ. Một số triệu chứng cảm nắng là:

– Sốt cao 39 – 40oC

– Ra mồ hôi nhiều, da nóng, đỏ và khô

– Mạch nhanh, mạnh

– Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau mỏi cơ

– Mê sảng, mất ý thức, lên cơn co giật, hôn mê. Đây là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng, cần được xử trí tại chỗ ngay rồi đưa đi cấp cứu.

2. CÁCH XỬ LÝ KHI BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG CẢM NẮNG, BIỂU HIỆN SỐC NHIỆT

Khi thấy có những dấu hiệu say nắng, ngoài tìm cách hạ thân nhiệt bằng bất cứ biện pháp nào: dùng nước mát xối lên người, lau người bằng khăn ướt… Làm mát cho tới khi nhiệt độ giảm xuống còn 38,5 hay 39 độ C và tiếp tục theo dõi thân nhiệt. Nếu cơ thể không đáp ứng, cần phải đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời”

Khi bệnh nhân có biểu hiện sốc nhiệt, say nắng, cần nhanh chóng hạ nhiệt, làm mát cơ thể và các biện pháp sơ cứu theo các bước:
  • Di chuyển người bị say nắng ra khỏi khu vực nắng nóng, vào nơi mát mẻ nhanh chóng.
  • Đặt bệnh nhân nằm xuống, cởi bớt quần áo ra. Bật quạt, dùng khăn ướt lau hoặc xối nước lạnh lên người bị sốc nhiệt liên tục cho tới khi nhiệt độ hạ xuống dưới 39oC.
  • Cho uống nước nếu còn tỉnh và không nôn nhiều.
  • Nếu cơ thể không đáp ứng, nhiệt độ không hạ thì cần phải đến ngay cơ sở y thế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
  • Gọi xe cấp cứu, trên đường đi, cần mở điều hòa hoặc cửa sổ để không khí được thoáng mát. Tiếp tục đắp khăn ướt và nước lạnh lên cơ thể. Truyền dịch tĩnh mạch (nếu có thể) và chú ý luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể người bệnh.
  • Nếu bệnh nhân đã bị tổn thương thận thì có thể phải lọc máu liên tục. Chăm sóc tích cực phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.

3. CÁCH PHÒNG TRÁNH SỐC NHIỆT VÌ SAY NẮNG, CẢM NẮNG

Điều quan trọng trong phòng ngừa sốc nhiệt là tránh để cơ thể mất nước và không hoạt động mạnh trong những ngày thời tiết nóng ẩm.

3.1 Bôi kem chống nắng và luôn che chắn khi đi ra ngoài

– Mặc quần áo chống nắng, chất liệu mát, thoáng rộng rãi
– Trang bị mũ nón, kính, khẩu trang, găng tay, tất chân, ô dù nếu đi bộ… chống nóng.
– Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài. Lựa chọn kem chống nắng có độ SPF30 trở lên
– Bố trí thời gian làm việc ngoài trời hợp lý, tránh tiếp xúc môi trường có nhiệt độ cao quá lâu. Hạn chế hoạt động ngoài trời, ra ngoài vào thời điểm nắng nóng gay gắt ở giờ cao điểm 10h – 15h.
– Không đứng dưới ánh nắng mặt trời hay đứng ở nơi đông người. Tránh những nơi nắng gắt.
– Hạn chế hoạt động thể lực mạnh, tranh thủ tìm chỗ trú ở nơi có bóng râm.

3.2 Uống nhiều nước, chế độ dinh dưỡng hợp lý

– Uống nhiều nước nước 1.5 – 2.5 lít nước một ngày nhất là với những người làm công việc vận động, ra mồ hôi nhiều. Không nên uống nhiều nước đá hay nước quá lạnh dễ gây đau họng. Tránh các loại nước có cồn, nước có ga, nước ngọt vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước.
– Để nhiệt độ điều hòa trong phòng không nên thấp quá, chênh lệch cao với nhiệt độ ngoài trời. Không để quạt thổi trực tiếp vào người nhất là phần mũi họng.
– Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi. Ăn uống đủ dinh dưỡng, bổ sung hoa quả đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, điện thoại, máy tính, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa chuyên dụng.

3.3 Tăng cường rèn luyện sức khỏe

Rèn luyện sức khỏe không chỉ khiến cơ thể dẻo dai, tràn đầy sức sống hơn, mà còn giúp tăng khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt.
(Nguồn tổng hợp)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.
.
.
.