Những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường ở tuổi dậy thì cha mẹ nên biết

Tuổi dậy thì của trẻ đến với nhiều thay đổi về tâm sinh lý. Dấu hiệu trẻ có kinh nguyệt bất thường ở tuổi dậy thì là vấn đề đáng quan tâm và nhiều khi trở thành nỗi lo lắng của phụ huynh và chính bản thân bé gái trong độ tuổi này.

Dưới đây là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng kinh nguyệt bất thường của con gái. Từ đó có những phương pháp phù hợp để giúp con vượt qua những “ngày con gái” cách dễ chịu nhất.

dấu hiệu kinh nguyệt bất thường
Những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường có thể khiến trẻ lo âu và trầm cảm

Hiện tượng kinh nguyệt quá nặng

Hiện tượng kinh nguyệt nặng là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường ở tuổi dậy thì phổ biến và rõ ràng nhất. Nó được biểu hiện bởi lượng máu ra rất nhiều và kéo dài nhiều ngày liên tục trong suốt những ngày “đèn đỏ”.

Với người bình thường, lượng máu mất đi trong quá trình kinh nguyệt khoảng 60 – 80ml. Tuy nhiên, khi hiện tượng kinh nguyệt nặng bất thường, con gái bạn có thể bị mất đi lượng máu gấp nhiều lần, có thể 10, thậm chí 20 lần bình thường. Hiện tượng này kéo dài gây nên sự khó chịu, làm gián đoạn các hoạt động thường ngày của trẻ.

Triệu chứng kinh nguyệt quá nặng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của trẻ

Chảy máu kinh nguyệt nặng có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm:

  • Rối loạn chảy máu
  • Mất cân bằng nội tiết tố
  • Cấu trúc bên trong tử cung có sự bất thường (u xơ, khối u ung thư, polyp…)
  • Vấn đề khác (tuyến giáp, bệnh gan, bệnh thận, sẩy thai, nhiễm trùng…)

👉 Tham khảo thêm:

Không có kinh nguyệt

Không có dấu hiệu kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là hiện tượng con gái không có kinh nguyệt trong hơn 3 chu kỳ liên tiếp. Có hai dạng vô kinh là vô kinh thứ phát và vô kinh nguyên phát. Vô kinh thứ phát là hiện tượng kinh nguyệt đang bình thường và đều đặn, bỗng dưng biến mất bất trường trong 3 tháng hoặc lâu hơn. Còn hiện tượng vô kinh nguyên phát là tình trạng kinh nguyệt không xuất hiện khi trẻ đã bước vào tuổi dậy thì.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vô kinh nguyên phát ở tuổi dậy thì có thể do một số vấn đề trong hệ thống nội tiết và điều chỉnh hormone. Nguyên nhân cũng có thể do cơ thể trẻ thiếu cân, do đó tuyến yên chậm phát triển hơn bình thường. Thêm nữa, các vấn đề bất thường ở buồng trứng hoặc vùng dưới đồi của não cũng có thể gây nên hiện tượng vô kinh ở bé.

Vô kinh thứ phát nguyên nhân có thể do ăn uống thất thường, lao động nặng hoặc stress kéo dài. Nó cũng có thể do cơ thể có vấn đề với nồng độ estrogen.

Đau bụng kinh nguyệt dữ dội

Đây là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường gây nên sự mệt mỏi và khó chịu cho bé gái mà cha mẹ không nên bỏ qua.

Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng dưới dữ dội và kéo dài trong kỳ kinh nguyệt. Nó có thể đi kèm các triệu chứng khác như đau thắt lưng lan xuống bụng chân, buồn nôn, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi…

Thông thường, các cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì có nguyên nhân do tử cung co thắt bất thường khi cơ thể đang bị mất cân bằng hóa học. Tuy nhiên, đau bụng kinh cũng có thể do một số vấn đề nghiêm trọng khác, như:

  • U xơ tử cung
  • Mang thai bất thường (sẩy thai, mang thai ngoài tử cung…)
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Nhiễm trùng, có khối u hoặc polyp trong khoang chậu

Hội chứng tiền kinh nguyệt

những dấu hiệu kinh nguyệt bất thường
Hội chứng tiền kinh nguyệt ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý trẻ

Hội chứng này bao gồm rất nhiều triệu chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và sức khỏe của bé. Mỗi bé gái sẽ có những triệu chứng không giống nhau, tuy nhiên, các triệu chứng kinh nguyệt bất thường phổ biến nhất bao gồm:

  • Trầm cảm, lo âu, khó chịu (triệu chứng tâm lý)
  • Đầy hơi (triệu chứng tâm lý)
  • Sưng ngón tay, mắt cá chân, bàn chân (hiện tượng giữ nước)
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Co thắt cơ bắp
  • Đánh trống ngực
  • Ngất xỉu
  • Dị ứng
  • Vấn đề thị lực
  • Nhiễm trùng mắt
  • Nhiễm trùng
  • Khẩu vị thay đổi
  • Nóng râm ran người

Những triệu chứng này thường sẽ bắt đầu khoảng một tuần trước khi đến kỳ kinh nguyệt và biến mất khi kỳ kinh của trẻ bắt đầu.

Triệu chứng rối loạn tiền kinh nguyệt có thể liên quan đến mức độ tăng và giảm của estrogen và progesteron. Nó gây ảnh hưởng đến các chất hóa học trong não. Bao gồm serotonin, một chất có ảnh hưởng đến tâm trạng.

dấu hiệu kinh nguyệt bất thường
Luyện tập thể thao mỗi ngày là phương pháp giúp giảm các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt

Hiện tượng kinh nguyệt bất thường này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến bé gái tuổi dậy thì. Một số những thay đổi trong lối sống có thể giúp trẻ giảm các triệu chứng trên, ví dụ như:

  • Tập thể dục thường xuyên và đều đặn mỗi ngày (30 – 50 phút/ngày)
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ ngũ cốc, rau, hoa quả. Giảm muối, đường và chất kích thích trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc

Rối loạn tiêu hóa tiền kinh nguyệt – Dấu hiệu kinh nguyệt bất thường không nên bỏ qua

Đây là một dạng rối loạn tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến khoảng 2 – 8% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Các triệu chứng phổ biến của rối loạn tiêu hóa tiền kinh nguyệt là cảm giác khó chịu, lo lắng và tâm trạng thất thường. Bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị.

Hiện tượng này có thể khiến bé gái luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Việc theo dõi và giải quyết sớm các vấn đề trên sẽ giúp bé nhanh chóng tự tin. Hòa nhập trở lại để tham gia vào các hoạt động bình thường trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

.
.
.
.